Khi đọc bài “Đấu tranh
cho một thế giới hào bình” của G.G.Mác-két, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng thấy
được tác giả muốn nói đến vấn nạn chiến tranh trên thế giới hiện nay.
Có
thể hiểu, chiến tranh là một hiện tượng chính trị-xã hội có tính chất lịch sử, sự tiếp tục của chính trị bằng bạo lực giữa các tập đoàn xã
hội trong một nước hoặc giữa các nước hay liên minh các nước. Đặc trưng của chiến
tranh là đấu tranh vũ trang có tổ chức, theo những quy tắc nhất định và thường kết hợp với
các hình thức đấu tranh khác (chính trị, kinh tế, ngoại giao...). Chiến tranh xảy ra bởi các nguyên nhân là sự tác động giữa phương thức sản xuất bóc lột và những hiện
tượng chính trị xã hội do phương thức sản xuất đó sinh ra dưới hình thức bạo
lực vũ trang của giai cấp này đối với giai cấp khác, là sự tác động của những
chính sách hiếu chiến, phản động của giai cấp thống trị, những kẻ cầm đầu nhà
nước, là sự tác động có tính đột biến, tức thì từ những nhân tố cá biệt như cá
tính bất thường của cá nhân cầm đầu tổ chức hoặc diễn biến không chuẩn xác của
các thông tin, của phương tiện tiến hành chiến tranh,...trong những tình huống
nhất định.
Những
cuộc chiến tranh nổi tiếng mà cả thế giới đều biết như Thế chiến Một, Thé chiến
Hai, cuộc chiến Việt Nam, cuộc kháng Mĩ viện Triều của Trung Quốc,…Những cuộc
chiến tranh dù lớn hay nhỏ nhưng vẫn để lại những hậu quả vô cùng đáng tiếc:
hàng ngàn, hàng triệu người chết, gia đình li tán, tài sản bị thiệt hại,…
Chiến
tranh đáng bị lên án cho dù chính nghiã hay phi nghĩa. Thế nhưng, chiến tranh bằng
đao, kiếm, súng ống hình như chưa đủ, hiện nay đã có thêm chiến tranh hạt nhân.
Đây là loại chiến tranh chỉ cần bấm nút, cả thế giới sẽ bị hủy diệt. Vì thế,
chúng ta cần chống lại cuộc chiến tranh này để cho nhân dân toàn thế giới được
sống trong cảnh thái bình
Nói tóm lại, văn bản “Đấu
tranh cho một thế giới hòa bình” của G.G.Mác-két luôn có giá trị lên án và cảnh
báo về chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh hạt nhân. Là học sinh, tôi sẽ sánh
vai cùng bè bạn năm châu phản đối các cuộc chiến tranh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét