Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

Qua bài “Phong cách Hồ Chí Minh” trích trong “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị, trong Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam” của Lê Anh Trà, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

Qua bài “Phong cách Hồ Chí Minh” trích trong “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị, trong Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam” của Lê Anh Trà, chắc hẳn ai tỏng chúng ta đều có thể thấy được một tinh thần tự học ở nơi Người. Vậy, tự học là gì?
                        Có thể hiểu, tự học là tự tìm lấy kiến thức, là quá trình cá nhân người học tự giác, tích cực, độc lập tự chiếm lĩnh tri thức ở một lĩnh vực nào đó trong cuộc sống bằng hành động của chính mình nhằm đạt được mục đích nhất định. Chúng ta phải có tinh thần tự học vì đó là cách hay để tiếp thu tri thức, là bước đệm để ta có thể thực hành những phương pháp học khác, là một trong những cách học hay của cha ông ta truyền lại từ xưa đến nay,…
            Việc tự học được thể hiện qua những hành động như gặp bài khó thì suy nghĩ để tìm cách giải, tự tìm hiểu những tri thức mới, sự chuẩn bị bài trước khi lên lớp,…Những tấm gương điển hình cho việc tự học trong lịch sử của nước ta như trạng nguyên Nguyễn Hiền và Mạc Đĩnh Chi đời Trần, Lê Quý Đôn thời Hậu Lê, chủ tịch Hồ Chí Minh,…Ngoài ra, ở thời điểm hiện tại, con cháu chúng ta không xấu hổ với cha ông ta ngày trước về tinh thần tự học với tiêu biểu là tấm gương Phạm Văn Nghĩa, một người biết vận dụng những điều đã học từ nhà trường để thụ phấn cho cây, tạo ra ròng rọc kéo nước từ giếng sâu. Sự sáng tạo trong học tập của em đã gúp cho cây trồng nhà mình có năng suất cao, gúp mẹ em vơi bớt được phần nào nỗi nhọc nhằn vất vả.Thế nhưng, hiện nay vẫn có một bộ phận nào đó không có tinh thần tự học, chỉ biết học thụ động, học vẹt, học tủ,…Họ thật đáng trách
            Tuy tự học là tốt nhưng không phải lúc nào cũng luôn đúng. Chúng ta tự học nhưng cũng cần phải biết trao đổi với bạn bè thầy cô để thẩm định lại những kiến thức ta tự tìm hiểu được là đúng hay sai để kịp thời chỉnh lý cho chính xác. Hiện nay, với công nghệ thông tin ngày một được cải tiến và nâng cao, chắc hẳn, chúng ta sẽ có nhều kiến thức hơn nữa nếu chúng ta biết ứng dụng công nghệ thông tin đúng đắn cho việc tự học.
                        Nói tóm lại, tự học là môt phương pháp học đúng đắn cần được sử dụng nhiều trong việc học. Là học sinh, chúng ta cần phải cố gắng học tập theo quan niệm “Học không biết chán, dạy người không biết mỏi” của đức Vạn Thế Sư Biểu Khổng Tử.           

Qua bài “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” của G.G.Mác-két đã gợi trong em suy nghĩ gì về vấn nạn chiến tranh?

                        Khi đọc bài “Đấu tranh cho một thế giới hào bình” của G.G.Mác-két, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng thấy được tác giả muốn nói đến vấn nạn chiến tranh trên thế giới hiện nay.
                  Có thể hiểu, chiến tranh là một hiện tượng chính trị-xã hội có tính chất lịch sử, sự tiếp tục của chính trị bằng bạo lực giữa các tập đoàn xã hội trong một nước hoặc giữa các nước hay liên minh các nước. Đặc trưng của chiến tranh là đấu tranh vũ trang có tổ chức, theo những quy tắc nhất định và thường kết hợp với các hình thức đấu tranh khác (chính trị, kinh tế, ngoại giao...). Chiến tranh xảy ra bởi các nguyên nhân là sự tác động giữa phương thức sản xuất bóc lột và những hiện tượng chính trị xã hội do phương thức sản xuất đó sinh ra dưới hình thức bạo lực vũ trang của giai cấp này đối với giai cấp khác, là sự tác động của những chính sách hiếu chiến, phản động của giai cấp thống trị, những kẻ cầm đầu nhà nước, là sự tác động có tính đột biến, tức thì từ những nhân tố cá biệt như cá tính bất thường của cá nhân cầm đầu tổ chức hoặc diễn biến không chuẩn xác của các thông tin, của phương tiện tiến hành chiến tranh,...trong những tình huống nhất định.
Những cuộc chiến tranh nổi tiếng mà cả thế giới đều biết như Thế chiến Một, Thé chiến Hai, cuộc chiến Việt Nam, cuộc kháng Mĩ viện Triều của Trung Quốc,…Những cuộc chiến tranh dù lớn hay nhỏ nhưng vẫn để lại những hậu quả vô cùng đáng tiếc: hàng ngàn, hàng triệu người chết, gia đình li tán, tài sản bị thiệt hại,…
Chiến tranh đáng bị lên án cho dù chính nghiã hay phi nghĩa. Thế nhưng, chiến tranh bằng đao, kiếm, súng ống hình như chưa đủ, hiện nay đã có thêm chiến tranh hạt nhân. Đây là loại chiến tranh chỉ cần bấm nút, cả thế giới sẽ bị hủy diệt. Vì thế, chúng ta cần chống lại cuộc chiến tranh này để cho nhân dân toàn thế giới được sống trong cảnh thái bình

                  Nói tóm lại, văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” của G.G.Mác-két luôn có giá trị lên án và cảnh báo về chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh hạt nhân. Là học sinh, tôi sẽ sánh vai cùng bè bạn năm châu phản đối các cuộc chiến tranh

Qua bài “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” trích “Tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em” đã gợi trong em suy nghĩ gì?

                        Qua bài “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” trích “Tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em” đã gợi trong tôi suy nghĩ về quyền trẻ em. Vậy, quyền trẻ em là gì?
                        Có thể hiểu, trẻ em có các quyền hạn như quyền được sống còn trong môi trường vui tươi, thanh bình; quyền được chơi, được học; quyền được bảo vệ(quyền không bị phân biệt đối xử, bỏ rơi); quyền bày tỏ ý kiến nguyện vọng của bản thân. Trẻ em được hưởng tất cả nhhững quyền lợi đó vì trẻ em trong trắng, dễ tổn thương, còn phụ thuộc, hiểu biết, ham hoạt động, đầy ước vọng
            Hiện nay, ở Việt Nam ta cũng như trên toàn thế giới, trẻ em luôn được gia đình yêu thương và lo lắng, các cấp chính quyền luôn quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện cho việc vui chơi,học hành của trẻ. Hội chữ thập đỏ theo dõi sát sao những bệnh tình của trẻ khuyết tật, trẻ từ sơ sinh đến sáu tuổi dều được hưởng thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Các dịp lễ, tết đều có quà của chính quyền, đến tuổi đi học thì có giấy báo về tận nhà
            Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn những vụ ngược đãi trẻ. Tiêu biểu là những người bảo mẫu hành hạ trẻ em bị nhiễm HIV ở Khoa Măng Non-Trung tâm bảo trợ chăm sóc trẻ em tại Linh Xuân-Thủ Đức được Việt báo.vn đưa vào ngày 7/4/2015. Hay việc mẹ kế dùng xích sắt hai mươi kí để trói con trai mười một tuổi ở Pleiku (Gia Lai). Họ thật đáng trách vì không có tình yêu trẻ.
            Để trẻ em-những người chủ tương lai của đất nước-phát triển tốt, mọi người cần thực hiện quyền trẻ em với trẻ em, không nuông chiều trẻ để trẻ không hư. Hiện nay, trẻ em đã có quyền thì phải có nghãi vụ. Nghĩa vụ của trẻ là phải học hành chăm chỉ, nghe lời ông bà bố mẹ, không phân biệt, đối xử với nhau.

                        Nói tóm lại, văn bản luôn có giá trị ảnh hưởng đến quyền trẻ em tận ngày hôm nay. Là học sinh, em cần cố gắng học tập chăm chỉ, nghe lời cha mẹ, để thực hiện tốt quyền và nghãi vụ của mình

Nêu lên suy nghĩ của bản thân về “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn”(“Bàn về đọc sách”-Chu Quang Tiềm)

                        Trong bài “Bàn về đọc sách”, Chu Quang Tiềm từng viết: “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn”. Vậy câu nói có ý nghĩa gì?
                        Có thể hiểu, “học vấn” là những hiếu biết mà ta thu nhận được trong suốt quá trình học tập. Vì vậy, cả câu nói như một lời khuyên chúng ta rằng việc tiếp thu tri thức không hẳn là từ việc đọc sách nhưng nhờ đọc sách mà ta mới có thể tiếp thu được tri thức. Chúng ta cần đọc sách để tiếp thu tri thức vì sách là nơi lưu trữ những đỉnh cao của tri thức cổ nhân từ xưa đến nay, mở rộng vốn từ ngữ của bản thân, tăng cường kỹ năng tư fuy và phân tích, kỹ năng viết tốt hơn,…
            Đọc sách để tiếp thu tri thức là một công việc từ tốn, ăn chắc mặc bền. Trong lịch sử, có nhiều tấm gương nhờ đọc sách để tiếp thu tri thức mà thành công trong cuộc sống như Vạn thế su biểu Không Phu Tử, thừa tướng Hán Triều Trần Bình, Chu Mãi Thần ham đọc sách mà đậu kì thi Đình nahf Hán Triều tổ chức, nhà bác học Lê Quý Đôn,Mạc Đĩnh ChiChủ tich Hồ Chí Minh,…Tuy từ xưa đến nay đã có những tấm gương ham đọc sách tiếp thu tri thức như thế nhưng vẫn có những tấm gương không chịu đọc sách, không quý sách như Tần Thủy Hoàng đốt sách chôn sĩ tử,…Họ thật đáng trách.
            Tuy đọc sách để tiếp thu tri thức có tầm quan trọng vô cùng lớn nhưng chúng ta cần phải biết đọc có thứ tự, đọc một cuốn chậm mà chắc, còn hơn đọc nhiều cuốn mà không nhớ gì. Hiện nay, sách nhiều, chúng ta cần biết chọn sách để đọc vì chúng ta không bao giờ đọc hết những số sách dùng để tiếp thu tri thức.

                        Nói tóm lại, việc đọc sách để tiếp thu tri thức rất quan trọng với con người. Là học sinh, nhất định tôi sẽ ham đọc sách tri thức, quý trọng sách tri thức nhưng lên án những quyển sách xấu, có thể làm hỏng cả một thế hệ

“Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta khiến chúng ta phải tự bước lên đường ấy”(“Tiếng nói của văn nghê”-Nguyễn Đình Thi) gợi cho em những suy nghĩ gì

                         “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta khiến chúng ta phải bước lên đường ấy” được trích ra “Tiếng nói của văn nghệ” do Nguyễn Đình Thi sáng tác đã khẳng định giá trị và tầm quan trong của văn hóa nghệ thuật đối với con người. Vậy, văn hóa nghệ thuật là gì?
                        Có thể hiểu, Văn hóa  khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Còn “nghệ thuật” là những sản phẩm văn hóa, có giá trị tinh thần đối với con người. Con người cần có văn hóa nghệ thuật thì mới khẳng định sự tồn tại của dân tộc mình nói chung và bản thân mình nói riêng, vì nó là phần không thể thiếu đối với cuộc đời mỗi con người, góp phần tạo nên thế giới loài người, “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta khiến chúng ta phải tự bước lên đường ấy” . Một dân tộc không được coi là dân tộc khi nó không có văn hóa
             Văn hóa, nghệ thuật giúp con người vượt qua sự sợ hãi trong lúc khó khăn, giúp lưu lại những trí tuệ của cô nhân cho thế hệ mai sau. Giống như nó đã giúp anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long bớt cô đơn khi sống một mình trên đỉnh Yên Sơn, hay nó giúp những cô gái thanh niên xung phong làm việc phá bom trên tuyến đường Trường Sơn xa xôi(“Những ngôi  sao xa xôi”-Lê Minh Khuê) quên đi khó khăn, cực nhọc, vất vả, gian lao, hiểm nguy trong công việc vào những phút giây rảnh rỗi. Thế nhưng, hiện nay vẫn có những sản phẩm văn hóa nghệ thuật xấu, góp phần hại chết đi cả một thế hệ, một quốc gia. Như đó là những bộ phim đen, những truyện đen, truyện ngôn tình xấu,…
            Tuy văn hóa nghệ thuật luôn có ích lợi với con người nhưng đâu đó vẫn còn những kẻ lợi dụng văn hóa nghệ thuật để tạo ra những sản phẩm vật chất, tinh thần không lành mạnh, góp phần làm hủy hoại cả một quốc gia, một dân tộc. Hiện nay, đứng trước tình huống này, chúng ta cần phải chung tay góp sức để loại bỏ những tác phẩm văn hóa, nghệ thuật xấu, đừng để “một con sâu làm rầu nồi canh”. Hy vọng những người tạo ra các sản phẩm văn hóa nghệ thuật có tâm hơn trong việc tạo ra các sản phẩm ấy.

                        Nói tóm lại, văn hóa nghệ thuật là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi con người. Là học sinh, tôi chỉ xem những sản phẩm của văn hóa nghệ thuật tốt, lên án những hành động tạo ra những sản phẩm văn hóa nghệ thuật xấu

Suy nghĩ về “Bước vào thế kỷ mới…nếp nghĩ sùng ngoại, bài ngoại quá mức đều sẽ cản trở sự phát triển của đất nước”(Vũ Khoan-“Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới”).

                        Khi đọc văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” của Nguyên Phó Thủ Tướng Vũ Khoan, chúng ta thấy ông đã dành cho hậu nhân người Việt một lời khuyên có ý nghĩa sâu sắc về việc sùng ngoại và bài ngoại: “Bước vào thế kỉ mới, nước ta sẽ hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Bản tính thích ứng nhanh sẽ giúp dân ta tận dụng được những cơ hội, ứng phó với thách thức do tiến trình hội nhập đem lại. Nhưng thái độ kì thị đối với sự kinh doanh, thói quen ảnh hưởng sự bao cấp, nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức đều sẽ cản trở sự phát triển của đất nước.” Vậy vì sao sự sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức lại cản trở sự phát triển của đất nước.
                        Có thể hiểu, sùng ngoại là sự tôn sùng đến mức si mê những hàng hóa, văn hóa phẩm của nước ngoài; bài ngoại là sự chối bỏ, bác bỏ, tẩy chay, chê bai những gì có yếu tố ngoài nước. Để từ đó, qua câu nói của Vũ Khoan, ta có thể hiểu như sau: trong thời kỳ hội nhập, hiện đại hóa, công nghiệp hóa thì việc sùng ngoại-bài ngoại quá mức đều làm cho đất nước kém phát triển
            Nếp nghĩ sùng ngoại, bài ngoại là kết quả tất yếu của quá trình”hội nhập vào nền kinh tế thế giới và chúng để lại di họa cho thế hệ tương lai. Sùng ngoại quá mức sẽ tạo ra lối sống xa lạ với xã hội, dân tộc Việt Nam, làm thui chột đi truyền thống văn hóa dân tộc, khiến con người mất đi lòng tự tôn dân tộc. Thực tế cho thấy, giới trẻ đang ngày càng chuộng trang phục của nước ngoài mà xa lạ với những trang phục của dân tộc, người trưởng thành chỉ muốn ra nước ngoài sống mà không thích sống ở Việt Nam giúp Tổ quốc phát triển
            Còn bài ngoại sẽ tạo ra một lối sống bảo thủ, trì trệ, những gì mới mẻ, hiện đại đều bị coi là lai căng, phù phiếm. Trên thực tế cho thấy, có nhiều người chỉ vẫn tin lời thấy cúng, thầy bói, thầy trừ tà mà không tin lời các y bác sĩ, không chịu uống thuốc dẫn đến người thân và bản thân chịu thiệt, có thể là mất mạng. Một số người không chịu mở mang kiến thức mà chỉ biết thu mình lại trong vỏ bọc “truyền thống”, “Việt Nam xưa”. Điều này thật đúng trong trường hợp của vua Tự Đức triều Nguyễn, ông và triều thần không chịu tìm hiểu đến khoa học kĩ thuật phương Tây, sùng Việt bài ngoại dẫn đến việc mất nước.
            Để hai lối sống này không tồn tại, chúng ta cần làm chủ bản thân. Giới trẻ cần tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước bạn trên nền tảng văn hóa dân tộc. Đồng thời, lớp trẻ cần giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc, những phong tục tập quan tốt đẹp. Chúng ta không được bảo thủ, chống lại những hủ tục và nạn mê tín dị đoan, ham học hỏi, ứng dụng công nghệ thông tin vào cuộc sống

                        Nói tóm lại, nhờ câu nói của Nguyên Phó Thủ Tướng Vũ Khoan, ta hiểu được hậu quả của việc sùng ngoại và bài ngoại. Là học sinh, tôi sẽ hành theo Trung Đạo, không quá chuộng hàng nội và hàng ngoại, học theo văn hóa phương Tây một cách đúng đắn trên nền tảng văn hóa dân tộc như Chủ tịch Hồ Chí Minh vậy.